Không màu

 “…Làm sao vẽ cánh hoa đêm không màu…”- Trần Tiến

và những tia nắng đầu tiên xuống mặt hồ tĩnh lặng

Hồi bé, tôi sợ tối, sợ nhất những đêm nhà im ắng không tiếng động, chỉ có ánh sáng lập lòe đỏ quạch từ ngọn đèn dầu trên bàn thờ. Bóng tối ẩn chứa những điều không biết và nỗi sợ hãi không gọi nổi thành tên, chỉ mong có ngọn đèn thật sáng thật to giữa nhà để không một ngóc ngách nào trong nhà bị tối. Vậy mà lớn lên, tôi không thể ngủ trong ánh sáng đèn, chỉ khi bóng tối chùm lên không gian yên ắng và tôi chìm vào cái tôi nội tại của mình, tôi mới có thể nghĩ những điều không thể nghĩ tới những lúc bị bao bọc bởi dư thừa ánh sáng, dồn dập âm thanh hành động.

Tôi hay mơ khi ngủ, bố bảo tại thần kinh  yếu mới thế. Những giấc mơ dịu dàng âm thanh và bình yên màu sắc, từ vườn chuối xanh mướt từng tàu lá, tới gốc tre gộc gồng mình đẩy mầm măng non trồi lên mặt đất, từ dòng chảy cuồn cuộn qua bờ bãi bên ngôi chùa cổ nâu sồng, đến lũ trẻ bơi thuyền thúng cười vang một khúc sông. Những giấc mơ về chốn bình yên còn đọng trong ký ức, là thứ bóng tối gọi về cho tôi sau ngày dài mệt mỏi quay cuồng rất nhiều công việc. Những giấc mơ đủ màu ấy thật đẹp, sẽ thật buồn nếu chúng không chịu trở về với tôi trong bóng tối hằng đêm.

và cửa nhà của Beethoven

Nghe cô Khánh Vân ngâm nga thơ Hồ Xuân Hương “…Có bén duyên nhau thì thắm lại/Đừng xanh như lá bạc như vôi…” ở lớp ôn thi đại học, tôi tin rằng mọi thứ trên đời đều mang một màu sắc nào đó, như sự bạc bẽo của vôi hay vô tình của lá. Đang ngồi tám chuyện với hội bạn gái, tôi buột miệng hỏi “Tình yêu màu gì ấy nhỉ!”. Cả lũ học trò đần mặt ngẩn ngơ, đứa bảo màu đỏ, đứa kêu màu tím, đứa khăng khăng màu xanh dương. Sự liên tưởng mỗi chúng tôi có đều dựa vào thứ gì đó mơ hồ không lý lẽ, pha trộn giữa cảm nhận cá nhân với trải nghiệm gắn với một nơi, một người, một kỷ niệm hay sự nuối tiếc rất vơ vẩn của lũ trẻ đang tuổi lớn. Chả sao! Chúng tôi có cả cuộc đời phía trước để định màu cuộc sống và để phá bỏ những gì đã định ra.

Do đặc thù công việc, tôi thường phải đi công tác tỉnh. Xa nhà, đêm xuống thường tắt đèn nằm nghe nhạc đến khi ngủ thiếp đi. Có lần nghe “Sắc màu” của Trần Tiến, nhận ra mầu vật chất có thể định hình, nhưng liên tưởng gắn với từng màu sắc, theo trải nghiệm mà biến đổi, theo cảm xúc mỗi lúc với mỗi người, mỗi vật, mỗi sự kiện mà khác đi. Có màu ngấm vào máu thịt mình thành ký ức, có sắc  như vết sẹo thi thoảng gợi một vết thương, có thứ trôi tuột đi hoàn toàn không để lại chút gì trong trí nhớ, cũng có những màu không thể gọi tên nhưng không bao giờ quên được.

Đáo xuân- Tranh màu nước của họa sĩ Hoàng Duy Vàng

Đáo xuân- Tranh màu nước của họa sĩ Hoàng Duy Vàng

Thi thoảng đến thăm nhà vợ chồng một họa sĩ trẻ, cô vợ là sinh viên cũ giờ thành bạn của tôi. Anh chồng có xưởng vẽ sơn dầu ở phố Phan Bội Châu và vẽ màu nước ở nhà. Những bức tranh sơn dầu mạnh mẽ bố cục, mâu thuẫn nội tâm và sắc sảo màu khối bao nhiêu thì những bức vẽ tĩnh vật của anh dịu dàng và giản dị bấy nhiêu. Anh vẽ hoàn toàn bằng bút lông ngòi nhỏ, không dùng chì để phác, mỗi bức tranh màu nước là nhiều ngàn nét bút cuộn vào nhau, mảnh và sâu, trong veo khó tả. Những bức tranh đơn giản, chỉ là mấy món đồ của con được xếp trong rổ mây, cái váy mường vương trên bàn vẽ cạnh lọ hoa trạng nguyên đỏ rực, một cành hoa lê soi mình xuống mặt nước, nhưng đủ khiến lòng người dịu lại mà thư thái bình an. Thi thoảng khi thấy lòng cuồn cuộn không yên, tôi kiếm cớ đến thăm để được ngắm những bức tranh và nghe vợ chồng họ dỗ cô con gái nhỏ. Cô bé lớn lên cùng màu vẽ, bút lông, nằm cuộn tròn trong lòng bố mỗi khi bố vẽ, cười toe toét cùng mẹ giúp bố đóng khung tranh. Màu sắc tràn ngập trong căn nhà của họ, tôi gọi đấy là màu hạnh phúc.

Có những màu tôi thích rất tự nhiên, nhưng cũng có những kết hợp màu sắc không sao thích nổi. Có lần đến chơi gia đình người quen có chồng làm quan kha khá, thấy phòng khách trạm trổ rồng bay phượng múa, khung ảnh hình chồng cô chụp chung với quan A tướng B mạ vàng sáng lóa, bàn ghế kiểu Tàu và thiết bị điện tử thời thượng kiểu Tây lẫn lộn lỗn lận đủ màu, đồ phong thủy nửa Ấn nửa Việt nửa Trung Hoa kê dọc lối vào, tự nhiên thấy thương những màu sắc bị nhồi nhét vào trong ngôi nhà ấy. Thấy buồn cho những người ngày ngày phải sống trong đống đồ lổn nhổn hào nhoáng, màu mè. Họ không đủ tự tin vào giá trị bản thân đến độ phải mượn những thứ màu sắc và đống đồ đạc đắt tiền hổ lốn kia để khẳng định giá trị của mình.

Hoa Flinders thơm hắc giống hoa xoan

Có lần tôi viết về màu tím, gọi nó là màu đàn bà, thứ màu mạnh mẽ nhưng cũng rất mỏng manh, thứ màu đa sắc nhưng dễ phai dễ bạc, được hầu hết đàn bà yêu và bị đàn ông ghét. Bạn tôi hỏi “Tím là màu đàn bà, thế thủy chung màu gì?”. Tôi không trả lời được câu hỏi ấy, bởi với tôi sự chung thủy không màu. Có nhiều thứ không màu mà tôi chưa biết, bởi nhận ra những thứ không màu hình như khó hơn nhìn thấy những gì sắc nét rõ hình.

Phạm Việt Hà

May 2015

Colours of Germany

Những cánh đồng hoa cải vàng trải dài từ Frankfurt đến Magdeburg

Những cánh đồng hoa cải vàng trải dài từ Frankfurt đến Magdeburg

Hoa trắng bên đường

Hoa trắng bên đường

Hoa dại mọc lẫn cỏ trên những cánh đồng

Hoa dại mọc lẫn cỏ trên những cánh đồng

Những cây anh đào hồng và trắng dọc đường phố Magdeburd

Những cây anh đào hồng và trắng dọc đường phố Magdeburg

Màu xanh dịu dàng bất tận

Màu xanh dịu dàng bất tận của những cánh đồng nho ven sông Rein

Quảng trường nhìn từ phòng họp tòa thị chính Magdeburg

Quảng trường nhìn từ phòng họp tòa thị chính Magdeburg

Những bức tường chia cắt thành Berlin, giờ thành nơi vẽ vời của tụi trẻ

Những bức tường chia cắt thành Berlin, giờ thành nơi vẽ vời của tụi trẻ

2015-05-08 18.20.03

Hoàng hôn ở Potsdam

Hoàng hôn ở Potsdam

Hoa Flinders thơm hắc giống hoa xoan

Hoa Flinders thơm hắc giống hoa xoan

Nhà thờ cổ bên quảng trường rộng ở Cologne

Nhà thờ cổ bên quảng trường rộng ở Cologne

Sân trường đại học Bonn

Sân trường đại học Bonn

và cửa nhà của Beethoven

và cửa nhà của Beethoven

Koplens bên sông Rein

Koplens bên sông Rein

và những tia nắng đầu tiên xuống mặt hồ tĩnh lặng

và những tia nắng đầu tiên xuống mặt hồ tĩnh lặng

Hoa nở bên sông Rein và người đàn bà cười một mình

Hoa nở bên sông Rein và người đàn bà cười một mình

2015-05-10 12.07.54

A letter and two books

I lost the way when trying to reach BaiLieu Library on my very first day at Melbourne University. The campus was too large and strange to a girl like me. Down on the bench in the far corner of the South Lawn to rest for a while, I must look so confused that an elderly gentleman stopped by and asked if he could do anything to help. It turned out that he was also heading to BaiLieu Library and thus offered to show me the way. The gentleman-Mr. Chester Eagle and I started to talk about Vietnam, Australia and literature. By the end of the conversation, he asked for my address so that he could send me a book that he had written-“House of Music”.

From that day we started to exchange our books and letters though sometimes I wondered why we kept writing instead of talking directly as both of us used the library quite often.

“Dear Pham,

I am delighted that you have given me some Vietnamese books for my Australian one. That, I think, is what people of two cultures should always be doing for each other. I don’t have a commercial attitude to my books. I present them myself and give them to people who might be interested. In you, I found a perfect match!   I‘ve read Impasse by now and it made me depressed because it depicted a society where everyone feeds on these below them, with the poor and often ignorant peasant at the bottom of the feeding chain. One of the distressing things about the struggling of the peasants is that, insofar as the book shows it, it’s not so much the French as the Vietnamese themselves who ensure that Pha and his wife lead wretched lives. Only the uplifting of the peasants-starting with their education-can begin the improvement of this situation. The Communist movement must surely have given new consciousness to the poor peasants- or I certainly hope so.

Chester Eagle I haven’t yet begun the stories in French but I‘ve had a look at them and think my fairly basic French will be good enough to allow me to read them. Besides, I have a French friend I can consult if I run into difficulties.

You are quite correct about feeling my presence in the first story in House of Music. When I was introduced to a “House of music”, which amazed me, delighted me, and drew me back, again and again. I was very well brought-up young man and the wildness and looseness of many people’s lives was fascinating, I didn’t imitate them but I gained a great deal from them. To this day I feel interest and sympathy with the huge variety of people’s lives and I dislike people who take up a position of moral superiority and condemn those who live in a way they disapprove of.Book_HouseOfMusic My character is spread around in the book. There is some of me in Andy, also in Alan the doctor and God knows where else in the book. Once upon a time I felt self-conscious about putting some part of myself in a book, but today I do it without hesitation.

Now, because you are teaching me something about Vietnam, I will try to offer you a little more of Australian. I enclose a copy of my latest book, Didgeridoo. A Didgeridoo, as you may know, is a marvelous instrument of the aboriginal people of this country. It makes its appearance in the thirteenth of the fourteen stories of the book. It’s a big book, so take it slowly, reading a story when you have little time in among all the things you have to do at university.

As you will see as you find your way into this book, there is music in each story and all but the didgeridoo music is European. Our culture here is European, originally, now it’s heavily American too. We are steadily absorbing influences from your country and other parts of Asia, and wond$T2eC16dHJF4FFkkd7eHcBSeF(tl4q!--60_35erfully to behold, we are being influenced by the land itself. This, I think, will continue to influence the lives people live in Australia. It’s an influence that will never go away because the land is always there, underlying everything else, and the land of Australia is like no other. We European settlers recognized this very early on, and yet, 210 years after European settlement we are still, and only slowly, adapting.

I hope you enjoy it. Thank you for the books from your country. You couldn’t have given me a better present!

Chester Eagle”

For about a month or two, I was really engrossed into our conversations about the land, the people and the values that underlined Mr. Eagle’s characters and stories. However,  the assignments and due dates forced me to focus more on the main reason I came to Australia- my study. I declined Mr. Eagle‘s invitation to visit his home, stopped the literature conversations and spent all the time on studying.

On the day I left Australia, when putting “House of Music” and “Didgeridoo” into the small luggage home, I realized that I hadn’t written to Mr. Chester Eagle to say how grateful I was for his books and the letters. It’s him who drew my attention to the power of stories and the influence of a land on its people. It’s him that made me believe that writing is a way to look into one’s unknown self and to share one’s insights of the world around.

Time flies with promises unrealized.

I lost “Didgeridoo” after moving house several times, though “House of Music” is still on my bookcase and Mr. Eagle’s stories in my heart.  I have never written him since.

Hanoi, May 2015

Pham Viet Ha

Some of Chester Eagle‘s Books: http://onlinebooks.library.upenn.edu/webbin/book/lookupname?key=Eagle%2C%20Chester

Đi nghỉ

Nghỉ lễ. Bọn trẻ đứa vừa thi học kỳ xong, đứa sắp thi. Cả nhà đều nhớ biển nhớ rừng, muốn thoát khỏi thành phố ít hôm cho đỡ ngột ngạt. Thế nên cũng bắt chước người ta đi nghỉ.

Bác DoanhNghỉ nhà mình chỉ là đưa bà nội tụi trẻ về quê thăm các bác rồi đến khu biệt thự của mấy người bạn ở Linh Trường nghỉ ngơi. Quê nghèo, thế hệ các anh các bác người nào cũng gầy guộc lam lũ, được đồng nào vun vén xây nhà, sửa tường rào, mua ruộng, nuôi trâu chứ mãi không giàu lên được. May là bọn trẻ lớn lên đều tìm cách thoát ly học nghề khởi nghiệp. Đứa mở cửa hàng điện máy, đứa mở tiệm bánh, đứa làm quán ăn, đứa mở trại chăn nuôi, chăm chỉ và mạnh mẽ vươn lên. Nhìn bọn trẻ vui vẻ tinh anh, nhìn nhà cửa khang trang được chúng xây từ đồng tiền lao động, mừng cho chúng đã không đi theo con đường mòn cũ, vắt sức người đổi lấy miếng ăn quanh quẩn trong làng.

Khu biệt thự thuyền cácạnh biển, bao bọc bởi vườn cây và những luống hoa nhỏ, đối diện bãi biển, kề bến thuyền chài. Nằm trong phòng mở cửa là nghe thấy tiếng sóng, nếm được vị mặn, nghe được các bác thuyền chài hò nhau kéo thuyền lên bến và tiếng phụ nữ vừa gỡ lưới vừa chuyện trò rôm rả dưới tán phi lao. Khu nhà ở gia đình không hàng quán ô dù, không chặt chém, cũng không có dịch vụ giải trí. Chỉ là nơi yên bình có rừng phi lao, có hàng dừa, có những quán ăn nhỏ do dân địa phương nấu nướng, có chợ Hói gần kề và những ngư phủ nghèo chỉ đủ tiền cất thuyền bằng tre chạy động cơ dầu lần hồi kiếm ăn sát biển.

10686644_10152629535628371_606720111183235669_nBơi, sóng lớn đánh lật cả người, nhưng nước trong và cát mịn. Giữa nước biển bao bọc, thấy mình sao nhỏ bé quá, thấy trời sao sâu rộng quá, thấy sóng ầm ì nghịch ngợm quá. Người lớn dạy lũ trẻ học bơi, cô em cứ nhằm sóng lớn mà lao vào, sung sướng nhảy nhô hét hò ầm ĩ. Cậu anh chậm chạp cẩn thận ngắm nghía, thi thoảng nhoài người bơi một đoạn. Ghế dài dưới tán cây xanh, gió lướt trên da thịt, trên từng nếp áo,dịu dàng và hiền hậu.  Xa xa, những người đàn bà đen nhẻm vác rổ đón chồng đi lưới về buổi sáng, cùng chồng con kéo thuyền lên neo vào bến, cùng gỡ lưới, cặm cụi nhặt đám cá tôm con con đánh được để đem ra chợ bán.

cropped-cropped-img_18961.jpgĐi dạo. Mẹ và con trai nắm tay nhau chân trần đi trên cát ướt, sóng đánh vào bờ chạy đuổi theo chân. Bố và em gái sợ ướt chân đi dạo xa xa trên bãi cát khô. Con trai đã có bạn gái, đã biết rủ bạn đi xem phim. Mẹ thì thầm “Con sắp đi học xa, các con tính thế nào?”. Con trai tủm tỉm “Cứ thế thôi, bọn con vẫn nói chuyện được với nhau hàng ngày mà  mẹ.” Cứ để trái tim dẫn lối, ngay cả khi nó làm tổn thương con, ngay cả khi không đi cùng nhau được đến hết cuộc đời, con trai nhé. Trời đêm đen sẫm, mặt trăng đã gần đầy và những vì sao lấp lánh xa xa. Mặt nước nối tiếp với bầu trời, đèn câu nhấp nháy lẫn với sao đêm. Con trai vẫy em lại chỉ cho xem bầu trời và bảo “Ở Hà Nội, chẳng bao giờ được thấy trời đen sẫm và sao sáng thế này”.

Về thôi, về ngủ một giấc thật yên bình trong gió mặn và tiếng sóng, mơ về những bước chân trong cát ẩm đêm hè.

Phạm Việt Hà

Tháng 5 năm 2015