Tháng Chạp

Genderchats

Bài đăng trên tạp chí Đời Sống Gia Đình số 49 (ngày 6 tháng 12  năm 2012)

– “ Trời rét quá!   Người già lại đi và trẻ con lại ốm thôi. Mà nhanh quá, lại đã đến tháng Chạp rồi. Em mày thì vẫn cứ một thân một mình.”

Mẹ chồng tôi tay xới cơm, miệng nói, chẳng ra chuyện với con, chẳng ra độc thoại. Giọng bà nửa thảng thốt, bần thần, nửa bâng quơ.

Tháng Chạp, là lúc mẹ chồng tôi lục tục dọn dẹp đồ đạc cũ. Bà chậm chậm xếp lại từng món quần áo cũ, lần giở từng lá thư ông bà gửi cho nhau từ thủa chiến tranh, từng bức ảnh cũ, tấm khăn nhiễu và những món đồ không biết gọi là gì. Bà giở sổ tính toán và lên kế hoạch mua quà Tết cho họ hàng ở quê. Bà mua…

Xem bài viết gốc 473 từ nữa

Snapshots of Yangon

IMG_1035Mình đến Mynanmar với rất nhiều cảm mến. Những người bạn Myanmar mà mình biết đều là những người hiền hậu. Bà Suu Kyi -The Lady và việc người dân Myanmar đồng lòng ủng hộ bà vượt qua giới quân sự trong cuộc bầu cử tháng trước, việc những người trong chính phủ cũ thuận tình đón nhận sự đổi thay quyền lực khiến mình tò mò háo hức.

Yangon còn nghèo, giống như Việt Nam của 15 năm trước, nhưng đường phố khá quy củ với nhiều cây và chim chóc, công viên xanh và rất nhiều chùa tháp lớn. Ngoài phố,IMG_1145 dẫu tắc xe cũng không có ai chen ngang hay vượt làn đường. Hiếm khi thấy xe máy và hầu như không thấy xe đạp trong nội đô, ngoài đường chỉ toàn ô tô. Dân nghèo đi tàu hỏa và xe buýt, người tầm tầm đi xe nhập từ Trung Quốc, người giàu đi xe Tây hạng sang. Trong phố, mình hầu như không cảm nhận được gió, dù thành phố ở rất gần biển và hai dòng sông  lớn, dù nhà cao tầng không nhiều và mật độ dân cư còn thấp. Ngoại trừ chùa chiền, thì các công trình kiến trúc lớn, trường đại học, nhà thờ, bệnh viện đều được xây theo kiểu nhà thuộc địa của Anh với nhà khối, tháp nhọn và gạch đỏ.

Tập quán, đồ ăn và sinh hoạt của người Myanmar gần giống với Thái, Lào và Cam-pu-chia.  Nhưng đồ ăn không tinh tế bằng đồ ăn của Thái, rất mặn và không dịu, các vị nh12345625_10153449723003371_115296239143721580_niều khi không hòa hợp với nhau. Các món ăn từ rau không nhiều và không phong phú, dù các món quay và nướng theo kiểu Trung quốc khá ngon.

Khu phố Tàu nằm ngay trong trung tâm thành phố, tấp nập và sầm uất đủ các cửa hàng và công ty làm ăn buôn bán. Hầu hết các cửa hàng kim hoàn và đá quý đều là của người Hoa, cả rất nhiều các quán ăn và tiệm hàng cỡ nhỏ và cỡ trung cũng đều dùng chữ Trung Quốc trên biển hiệu, bên trong có bàn thờ Quan Công. Phố 17 (the 17th Street) giống như ngã ba Tạ Hiện ở Hà Nội, tấp nập các quán ăn, quán bia, quán nhậu và những món ăn đường phố. Du khách Đông-Tây đều có cả, có cả những nhóm bạn người địa phương kéo nhau vào quán ăn dăm món nướng . Dù ăn mặc thuần như người bản địa, rất nhiều người bán hàng trao đổi với nhau bằng tiếng Hoa. Dù muốn hay không, một phần quan trọng của nền kinh tếbà mẹ-sửa Yangon đang do người Hoa chiếm giữ, giống như ở Phnom Penh hay Sài Gòn, Melbourne hay Singapore. Văn hóa Trung Quốc giống như mạch nước ngầm dưới đất, đang lan tỏa khắp Á – Âu và dần trở thành thứ quyền lực và ảnh hưởng không hề nhỏ, trở thành một phần đương nhiên của nhiều quốc gia. Đó là nguồn lực hay hiểm họa, lại tùy vào cách ứng xử của từng nơi.
Người Myanmar đa phần theo đạo Phật và thật lòng sùng đạo. Dù rất nghèo, chùa của họ đều vô cùng hoành tráng với những tháp cao dát vàng và đá quý, đá trắng nguyên khối và hàng trăm tượng phật đúc bằng các vật liệu khác nhau. Ngôi chùa Shwedegon được dát bằng 60 tấn vàng và rất nhiều đá quý, trong đó có cả vài viên kim cương to thuộc hàng đầu thế giới (74 cara và 67 cara). Thế nhưng giáo dục lại rất đắt đỏ so với thu nhập trung bình, và ngay ngoại ô Yangoon người dân vẫn phải dùng ao chứa nước mưa để có nước ăn, tắm, giặt vào những mùa xâm mặn và kIMG_1092hô hạn. Có lẽ tại mình đã quen với chùa đình nhỏ và giản dị ở Việt Nam, nên thấy những ngôi chùa ấy xa lạ và không vì con người cho lắm.

Ở Yangon có mấy hôm, đi đâu cũng thấy người dân vui với nền dân chủ mới vừa đạt được. Từ anh lái taxi đến người hướng dẫn viên du lịch, từ nhà chính trị đến chuyên gia kinh tế, từ anh đạp xe lôi đến chị chủ tiệm kim hoàn, ai cũng mong những điều tốt đẹp sẽ đến với dân tộc của mình, ai cũng tin là nền dân chủ mà họ có sẽ mang lại cho họ mọi thứ họ chưaIMG_1138 từng có được. Mình cũng mong những gì họ mong đợi sẽ đến, dù lo lắng không biết nền dân chủ không dễ gì có được ấy liệu có duy trì được lâu bền, có vì dân và do dân theo đúng nghĩa.

Phạm Việt Hà
Yangon
Tháng 12 năm 2015

You say autumn, I say fall

IMG_0978
Mùa thu ở Nhật đẹp không khác gì mùa thu Hà Nội, dẫu vẻ đẹp khác rất nhiều. Những ngọn núi trùng điệp đổi sang màu lá đỏ, biển xanh mênh mông chạy song song với núi, cánh cổng lớn hình chữ “Khai” trước các đền thờ thần giáo, ngôi nhà gỗ nhỏ xếp vài chậu hoa xinh xinh bên cửa sổ và những trước bồn rửa tay tẩy trần nước chảy róc rách từ các ống tre.nước chảy

 

Cây đàn Koto dài gấp dưỡi đàn tranh, tiếng tha thiết và buồn rười rượi như tiếng hạc kêu khi bay lượn ngang ngọn núi, như tiếng người đàn bà ru con đêm lạnh mùa đông tuyết phủ. Bộ áo Kimono mùa thu vẽ hoa cúc và những chiếc lá phong màu đỏ sẫm, cổ áo được kéo trễ xuống phía sau, hút mắt người vào phần gáy để trần dưới mái tóc búi cao, kéo ánh mắt xuống khoảng da thịt khuất dần từ cổ mảnh xuống lưng cong người phụ nữ chơi đàn trong quán trà chiều tắt nắng.
IMG_0843

 

Quán ăn truyền thống nhỏ xinh, cửa gỗ kéo chăng rèm vải bố, bàn gỗ hẹp bày đủ đồ gia vị. Mì ra-men ngào ngạt mùi thơm nước dùng, chủ quán vừa mời khách vừa nấu mì bên những nồi những bếp nghi ngút khói. Quán cơm cuộn bày sẵn nào cá, tôm hải sản nào trứng cuộn trong tủ kính cho khách chọn, chàng đầu bếp thoăn thoắt lọc cá, nắm cơm bày đĩa mời khách. Những quán ăn Nhật không oang oang tiếng người cười nói, cũng hiếm khi nhìn thấy thực khách để lại đồ thừa la liệt như trong quán người Hoa ở Hồng Kông hay quán Việt ở Hà Nội. Người ăn chăm chú lặng lẽ ăn, người bán nhẹ nhàng lễ phép phụ vụ khách.
IMG_0969

Phụ nữ Nhật mảnh mai, nét mặt dịu dàng nhưng đi lại cử chỉ mạnh mẽ, một tay bế con một tay xách đồ mà mười bước như một không bước nào bị lệch trọng tâm. Họ chú ý đến ngoại hình và hầu như ai cũng đều trang điểm nhẹ, dẫu quần áo đều mang tông màu sẫm và cắt may giản dị. Người già đa phần thấp nhỏ nhưng nhanh nhẹn và độc lập, lưng còng tóc bạc trắng vẫn ăn diện đỏm dáng đi chợ, ra công viên chơi, đi onsen hoặc lái xe ngoài phố. Hiếm khi thấy một cụ già lệt bệt phải nhờ người khác làm hộ việc của mình. Trẻ Nhật mảnh mai nhưng nhanh nhẹn, da sẫm tóc đen đeo túi đi học bằng da rõ nặng. Không dễ nhìn thấy nhiều trẻ con trên phố, trừ khi gặp đúng lúc tan trường cạnh đó.

Cuối thu rồi, những thảm lá rơi dày phía Nam nước Nhật, phía Bắc tuyết đã rơi. Mình về thôi, về với mùa đông Hà Nội.

(Ảnh mình chụp bằng iphone ở Shizuoka, Fukui, Beppu, Nagoya và Osaka)
Phạm Việt Hà
Osaka
Ngày 30 thánIMG_0992g 11 IMG_0996năm IMG_060820IMG_046815

 

IMG_0462IMG_0923

IMG_0697

IMG_0461IMG_0789

 

 

 

Thăm con

IMG_0595
Đi công tác, tranh thủ được nghỉ hai ngày, đi tàu từ Fukui xuống Beppu thăm con. Đi từ 8:30 sáng đến 4 giờ chiều, đổi 3 lần tàu thì đến nơi.

Ngày thứ nhất
IMG_0789Thị trấn nhỏ một bên là biển, một bên là núi, gió lộng tứ bề. Trời lạnh buốt và nhiều sương, mới bốn giờ mà đã sâm sẩm tối. Nhìn xuống biển thấy những tia nắng cuối ngày đang dần tắt lịm cuối chân trời, nhìn lên núi thấy khói sương cuộn lên che mờ dáng núi. Đồ nông sản khô, rau quả tươi và vô số bánh kẹo làm quà được bày bán trong những cửa hàng nhỏ xinh ngay tại ga tàu. Ngay cửa ga đặt tượng người đã giúp Beppu trở thành thành phố du lịch suối nóng nổi tiếng nước Nhật với câu nói được khắc trên bệ đá “Hãy tỏ lòng hiếu khách với những người xa lạ!” và một bồn nước khoáng nóng tự nhiên để lữ khách ngồi ngâm tay trong những ngày giá rét.

Nhật Long ra khách sạn đón cô. Bố mẹ cháu là con bác ruột của mình, có lời nhờ cô qua xem con trai ăn ở sinh hoạt thế nào. Cháu đang học năm cuối, dọn vào trung tâm thị trấn ở chứ không ở trong trường, dáng người khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Căn hộ của cháu nhìn ra biển, đã được dọn sạch trước khi cô đến, khá thoáng đãng và sạch sẽ theo chuẩn sinh viên. Nhìn cậu chàng lui cui ra vào giới thiệu chăm sóc cô, mừng con đã tự lập trưởng thành.

Bến xe bus vắng trên trục đường tấp nập xe lên xuống núi. Mưa bắt đầu nặng hạt cùng gió mạnh làm cái rét thấm vào da thịt. Long chạy ra quán nhỏ cạnh đường mua cái ô che cho cả hai cô cháu, tay này giữ nay kia chắn để gió mạnh không lật hoặc bẻ gãy nan ô. Dọc đường lên núi là những khu biệt thự nghỉ dưỡng, bệnh viện, và rất nhiều onsen, có cả vài nhà hàng sử dụng hơi nước nóng tự nhiên để nấu đồ ăn. Những cột khói hơi nước từ nguồn suối nóng bốc lên nghi ngút dưới ánh đèn vàng.

Con trai ngóng mẹ từ sáng sớm. Mẹ vào đến ký túc, con trai đã tựa cửa chờ. Mới có mấy tháng mà gầy nhiều, nét mặt có vẻ mệt nhưng rắn rỏi hơn. Mẹ lặc lè xách cho con đủ món, từ muối vừng, cá cơm khô rang mặn ngọt, thịt nạc rang mắm giềnIMG_0747g đến củ hành củ tỏi quê nhà. Buông túi quà, mẹ ôm con vào lòng mà tự dưng tràn nước mắt. Dẫu biết con không đói khổ thiếu thốn, dẫu ngày ngày vẫn được nói chuyện với con, mà sao lòng thắt lại. Long nhìn hai mẹ con, tay chân luống cuống có vẻ tủi thân. Cả bốn năm đi học, bố mẹ cháu cặm cụi làm lụng nuôi con, chưa sang thăm con được. Ba cô cháu mẹ con làm nem rán với mì xào. Nhìn hai đứa trẻ ăn uống ngon lành, lòng mẹ mừng tủi lẫn lộn.

Đường xuống núi tối mịt mù, xa xa là thị trấn Beppu lấp lánh ánh đèn đêm. Mẹ bảo con trai đừng tiễn mẹ, mẹ sợ con phải nhìn lưng mẹ khuất và chiếc xe chạy xa dần.

Ngày thứ hai

IMG_0806Hai mẹ con hẹn nhau trước của ga tàu Beppu rồi đi xuống Oita. Tàu được sưởi ấm bởi khí nóng thổi ra từ gầm ghế. Hai bên đường là những bãi biển sâu cát trắng tuyệt đẹp. Hai mẹ con đến chỗ sửa đàn sớm nửa tiếng nên đi uống cà phê sáng. Quán Starbucks ấm áp được trang trí những bức tranh lớn vẽ hoạt cảnh bãi biển ngày hè, tông màu hơi trầm nhưng rất đẹp. Mùi cà phê thơm quấn quít mùi bánh sừng bò vị quế, nhạc giáng sinh vui vẻ đuổi cái lạnh đầu đông ra khỏi quán.

Đàn của con đã thay xong dây. Cửa hàng có đủ loại dụng cụ âm nhạc, cả đồ cho dân chuyên nghiệp lẫn đồ cho trẻ nhỏ vừa học vừa chơi. Con trai có vẻ thích cửa hàng, đi ra đi vào hết xem đồ lại tán chuyện với cô bán hàng lúc bằng tiếng Anh, lúc sang tiếng Nhật. Mẹ ngồi im ngắm nghía con trai mình đã lớn, đang cố hòa nhập trong môi trường mới, thầm mong con có bạn cho đỡ cô đơn. IMG_0811

Cả ngày hai mẹ con đi xem triển lãm mỹ thuật, tắm onsen, ăn đồ địa phương và đi mua quần áo ấm. Con trai đang nắm tay mẹ dung dẻ trên phố, bỗng nâng bàn tay mẹ lên nhìn chăm chú. Tay mẹ cứng, da nhăn và lốm đốm những nốt đồi mồi, con nhăn mặt “Mẹ đừng làm nhiều nữa nhé!”. Mẹ cười, “Mẹ lớn tuổi tay cũng sẽ khác đi. Mẹ già thì con lớn, chứ có phải tại làm lụng gì đâu”.

IMG_0861Tối, hẹn Long đến ăn tối trong thị trấn. Long giới thiệu một quán mì ra-men rất ngon và có nhiều món phụ. Nhìn hai chàng trai trẻ vừa ăn vừa vui vẻ nói chuyện tương lai, mừng chúng biết chúng muốn gì và thích gì khi còn khá trẻ. Mẹ chúng trưởng thành chậm hơn nhiều, vật vã mãi mới hiểu được mình cần và muốn điều gì.

 

Bóng đêm đặc quánh và gió lạnh cuồn cuộn thổi. Mẹ chia tay con và cháu ở bến xe bus. Hai chàng trai trẻ đi về hai hướng, một lên núi, một xuống biển. Mẹ lang thang bước giữa quảng trường trước cửa ga, tự nhắc mình nhất định không được khóc. Những con chim non đã ra khỏi tổ để học cách trưởng thành, để bay xa và để trở về, mẹ nào muốn gì hơn. Cớ gì mà khóc!IMG_0996

Sáng mai mẹ lại đi tàu về Nagoya và Tobayashi làm nốt việc. Mẹ cũng đang học để trưởng thành, để có thể bay được theo con, con trai yêu quý ạ!

Viết trên tàu về Nagoya
Ngày 28 tháng 11 năm 2015
Phạm Việt Hà