Ông lão đánh cá và cái máng lợn

Ông lão đánh cá luôn mơ ước bắt được một con cá vàng (chứ không phải bà ép ông đi đâu nhá). Một hôm ông bảo bà: “Tôi đi bắt cho bà con cá vàng nhé!” rồi lượn đi một chập gần tuần với bọn thần biển. Ông về tay không, than thở: “Tí nữa thì tôi bắt được cá rồi bà nó ạ, để tôi đi lần nữa, quả này chắc cú.”  Bà lão thở dài ngán ngẩm, nhưng chẳng nỡ cản chồng.

Ông lão lại đi gần tuần nữa, lần này đánh đu với cả tiên cá lẫn thần biển, vào cả sông Tiền, sông Hậu, sông Cần Giờ, leo cả lên cây Sầu Đâu để tìm cá. Vùng ấy gạo trắng nước trong, cá trắng cá hồng đều có cả, cá vàng thì đầy, vẩy cá chiều chiều lấp lánh dưới sông, sáng lóa cả vùng.

Chờ mãi ông mới về, mang theo một cái lọ có con cá vàng đuôi dài nhí nhảnh rất xinh. Ông cười cười nịnh nọt, “Để mai tôi đi tiếp, bắt con to hơn.” rồi dợm chân dọn đồ đi tiếp.

Lần này, bà lão cầm sẵn cái máng lợn ra chặn cửa: “Này nhá, tôi ếch cần cá vàng, tôi nuôi lợn cũng đủ ăn. Ông mà đi nữa, tôi cắt cái của ông cho cá ăn luôn đấy nhá.”

Sợ chưa? 

Từ đấy, ông lão đổi từ nghề đánh cá sang nghề nuôi lợn cùng bà lão. Họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau….cho tới khi cả hai cùng móm, già và chết.

Morals of the story: 

  • Các ông đi đâu, làm gì, bản chất thế nào thì bà lão già ở nhà đều biết.
  • Các bà lão không tham như người ta thường nghĩ, và không dễ bị dụ khị như các ông lão tưởng. Cá vàng là cái đinh!

Phạm Việt Hà

Tháng 5 năm 2013

Chuyện nhà bác chăn vịt

1. Năng khiếu

Bạn bè trong ngành thường khuyên mình phải quan sát con, tìm thế mạnhn mà định hướng nghề nghiệp cho con sau này. Dưới đây là một số ghi chép về con gái:

  • Có năng lực đặc biệt trong tranh luận và trình bày (cãi nhau tay bo với anh bất phân thắng bại mà không nổi nóng).
  • Tốc độ phản xạ rất nhanh (anh chưa nói xong, em đã cãi xong).
  • Lập luận chặt chẽ (biết lấy lời của bố để cãi mẹ, biết dùng lời trong sách vở để cãi cô giáo).
  • Lý lẽ hùng hồn (giọng nói rõ, âm lượng sâu và sắc, từ ngữ chính xác).
  • Có khả năng vận động hành lang tốt ( biết nịnh bố để trị mẹ, nịnh bà để trị ông, nịnh anh giấu tội).

Thế này, chắc mình cho nó theo học ngành luật.

 2. Sáng tạo

Mẹ về đến cửa, con gái chạy đón, nước mắt chực trào xuống má, hai tay đưa mẹ cuốn vở đã mở sẵn, miệng lí nhí: “Mẹ đánh con đau cũng được.” Trong vở ghi: “Hà Dương vẽ truyện tranh ra bàn học. Đề nghị gia đình đến lau đền cho nhà trường…Cô giáo chủ nhiệm lớp 3a”

Mẹ lên tầng 2 thay quần áo, đã thấy hai bông hoa sen bị bóc nát be bét nổi trên bát thủy tinh. Trên giường vung vãi đầy bông ngoáy tai được cắt ra để ghép hình. Tối, sau một hồi bàn về tính “sáng tạo và thích tìm hiểu” của Hà Dương, ông nội kết luận: “Bố nó ngày xưa hiền lắm, chắc nó quậy giống mẹ!”

Ngày xưa mình có nghịch tí thôi mà, nào đến nỗi!

3. Thân

Bác trai và bác gái đi ngủ, áp má tình cảm ghê lắm.

–           Mẹ nó này, áp má vào vợ thấy thân lắm nhé, chứ chạm vào đứa khác thấy cứ ngường ngượng thế nào ấy!

Bác gái đang lim dim sung sướng, bỗng giật nẩy cả mình.

– Này, chết nhá! Thế ông đã áp má những đứa nào rồi?

4.  You are my holiday!

Sáng chuẩn bị đi làm, bác trai bật nhạc, bác gái phởn, nghêu ngao hát theo “Let me take you far away, you ‘re my holidayyyyy!”

Bác trai lẩm bẩm: “Tui là chồng bà, không phải là holiday à nghen. Tui là cả working days, weekends và holidays à nghen!”

5.  Này thì lý luận!

Bác gái post lên facebook:

“Một trong những vấn đề lớn của các sếp là luôn coi nhân viên mình mãi là thằng làm công ăn lương dưới quyền. Nếu họ ngay từ đầu đã coi nhân viên như những đối tác tiềm năng hoặc thậm chí rằng lúc nào đó chính nhân viên của mình sẽ là người chìa tay cho mình một cơ hội, thì hẳn rất nhiều vấn đề của họ đã được giải quyết. 

Một trong những vấn đề của người đi dạy học, là coi học sinh mãi là những đứa trẻ phải nghe mình dạy dỗ, mà không nghĩ rằng chính chúng đang dạy mình nhiều điều quan trọng và vượt qua mình rất nhanh. Nếu họ chấp nhận điều đó, hẳn họ đã không chỉ là những người đi dạy học, họ xứng là thầy.”

Bác trai vào comment:

” Một trong những vấn đề của bọn bố mẹ là coi con cái như những đối tượng có thể bắt nạt được bất cứ lúc nào, mà không nghĩ rằng bọn chúng có thể quay lại phản pháo mình bằng cách này hay cách khác. Nếu họ chấp nhận điều đó, hẳn họ không chỉ là bố mẹ, họ xứng đáng là bạn của con họ…hí hí hí…há há há…” 

Đấy, thế mà bảo là đoàn kết, là không vạch tội nhau. Nhưng từ đấy, bác gái mỗi lần định quát con lại phải nghĩ ghê lắm!


DSC09681

Nhót xanh

sapa“Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

Khó đi mẹ dắt con đi…….”

Trời nhập nhoạng tối, mưa phùn rét buốt, xe máy, xe đạp cắm cúi lao về phía trước, những khuôn mặt phụ nữ bồn chồn trước đèn đỏ, mong về nhà nhanh, nơi có bọn trẻ đang chờ, căn bếp cần hơi ấm, và vô số những việc không tên.

Đèn đỏ chuyển xanh, cả hàng xe phóng nhanh qua ngã tư, chả ai để ý đến hai người đàn bà một già một trẻ đang nằm trên vỉa hè, chỉ cách ngã tư dăm ba phút, chân quặp chặt vào thân nhau, tay túm tóc tay ghì vai người còn lại. Người đàn bà lớn tuổi tóc tai bù xù, quần áo ra người lam lũ, khó nhọc quan năm, môi bặm tóe máu, mắt vằn đỏ, nét mặt không còn là của người mà là của quỷ. Người đàn bà trẻ hình như vừa sinh con, ngực nở, hông to, hai cánh tay bị cào những vệt xước  dài, cái áo đông xuân cũ bị xé tươm tả, bàn tay trắng nổi gân xanh, nét mặt một phần cam chịu  chín phần phẫn uất. Dăm ba người bán hàng rong và xem ôm đứng quanh, quan sát tò mò, lắc đầu ngán ngẩm, nhưng không  ai làm gì để tách họ ra.

Bà béo bán nhót xanh ngồi thu lu trên cái ghế đẩu sau mẹt nhót, quệt miệng lắc đầu: “Gần tiếng rồi, cứ quặp nhau thế, không ai can nổi. Mẹ con câm điếc nhà này, chết vì cái buồi”. Người mẹ có vẻ đã mệt lắm rồi, tay ngoãi dần, cô con gái cũng nới tay, ánh mắt hoang hoải bất lực. Cô buông tay, lỏng chân, vừa gỡ hai bàn tay co quắp túm của mẹ, vừa ú ớ tiếng của người câm, mặc mẹ giãy giụa cào xé.  Rồi mẹ cô hình như cũng không còn sức  nữa, người lả dần như cây chuối héo, thất thần.

Cô gái đỡ mẹ ngồi dựa vào lan can sắt ngăn giữa vỉa hè với con sông Kim Ngưu đen ngòm bên dưới. Ông chủ quán chè chén đã mang hai cốc nước chè nóng đặt trước mặt họ, bà bán nhót đã kiếm đâu được cái vỏ chăn đơn cũ choảng lên người cô gái, che đi những mảng da trắng ngần lộ dưới cái áo đông xuân tơi tả. Ông bán nước ngần ngừ, rồi ngồi xuống cạnh người đàn bà lớn tuổi, khẽ khàng buồn bã:

–          Tôi nói chả biết bà có nghe được không, nhưng là thằng chồng ba vạ của bà nó hại con bé, rồi đổ tội nó gạ gẫm lão ấy. Hôm nọ lão lên đây, còn bảo tôi “Mía ngọt tội gì không xơi cả cụm.” Con gái bà là con riêng, lão ấy có thương xót gì đâu, tại bà gửi trứng cho ác ấy chứ. Bà chả thương nó thì thôi, nó lên tìm mẹ nương náu, còn đánh nó thế này. Tội nghiệp nó lắm bà ơi!

Bà bán nhót nãy giờ theo dõi, nét mặt đanh đá bỗng thẫn thờ buồn, quay về phía sông, kín đáo quệt nước mắt. Bà đứng lên, rời cái mẹt nhót xanh còn đầy, bước về phía cô gái, xách cái túi du lịch đen sờn lăn lóc cạnh hai mẹ con, cầm tay cô lắc lắc:

–          Con về cái ổ chuột nhà bác, bác đun nước nóng cho mà tắm, tối ngủ với bác. Nhà bác một mẹ một con toàn phận đàn bà buôn thúng bán mẹt. Mày vừa câm vừa điếc thế này, loạng quoạng mấy thằng ranh nó lại hại cho thì khổ. Mẹ mày rồi cũng chẳng bỏ được mày.

Quay ra ông chủ quán nước, bà dặn: “Mười nghìn một lạng, mặc cả tám nghìn thì bán. Ông trông hàng cho tôi đấy!”.

Những người đứng quanh bỗng xôn xao. Chị bán bánh rán lần tay vào phía trong cái áo khoác cũ, móc ra tờ hai chục xanh, nhìn ngắm chần chừ, rồi dúi vào tay bà bán nhót “Em cho cháu, gọi là thêm cân gạo”. Ông xe ôm nãy giờ im lặng nửa nằm nửa ngồi trên cái wave tàu dựng chân chống giữa vỉa hè, chậm chạp đứng dậy. Ông đi học vỉa hè bên dòng sông, nói gì đó với người này, người kia. Những bà hàng quà dong, những ông bơm sửa xe máy xì xào, rồi lần lượt móc túi quần, lần khăn đội đầu, đáy thúng, lấy ra những tờ năm nghìn, mười nghìn nhăn nhúm, đi về phía bà bán nhót, dúi vào tay bà từng đồng một, “Tôi chẳng có nhiều, gọi là đỡ cháu!”

Bà mẹ từ nãy vẫn ngồi yên chết lặng, bỗng hực lên như thú bị thương, tiếng nấc của kẻ câm không thể gào thét, chửi bới, của uất hận vỡ òa. Rồi rất bất ngờ, bà đứng dậy quả quyết, hai tay kéo cô con gái ôm vào lòng xiết chặt. Nước mắt hai mẹ con câm lặng xối xả, hai mái tóc rối bù, hai cái mặt bê bết nước mắt, lòng thòng nước mũi và bụi bẩn áp vào vai nhau. Rồi bà một tay nắm lấy tay con, tay còn lại ra dấu với bà bán nhót. Bà béo vội chạy tới, dúi nắm tiền vào tay bà mẹ, mồm liến thoắng như thể nói với người lành tai: “Bà cầm lấy mấy đồng này, mai lấy vốn cho nó ra bán hoa quả với tôi, túi để tôi xách về nhà trọ cho, đằng nào cũng đang ế chỏng!”.

Ba người đàn bà, hai già một trẻ, nắm tay nhau xiêu vẹo bước sang đường, về phía con ngõ nhỏ tối mù đối diện dòng sông bốc mùi cống thối.

Đèn xanh, dòng người lại hối hả lao về phía trước. Ông bán nước đã quay về ngồi thu lu sau cái bàn gỗ thấp lè tè dưới cột đèn cao áp tự lúc nào, thong thả tự rót cho mình một chén nước chè đặc sánh.

–          “Bố già! Nhót xanh bao nhiêu!”

–          “Mười nghìn một lạng!”

–          “Giết người  ra tiền à, để đấy mà gặm nhá!”

Phạm Việt Hà

Hà Nội, Tháng 3 năm 2013

Phố mùa đông

Bài viết cho Phụ Nữ Thủ Đô tháng 11 năm 2013 

Sáng mùa đông, tiếng chuông báo thức luồn vào chăn, lách qua mớ tóc bú rù, len sâu vào tai, đập thình thịch lên màng nhĩ. Ghét thật! Lại phải gỡ bàn thay bé xíu ấm áp của con đang ấp trên má, lại phải nhấc cái chân đang gác lên đùi chồng thật mềm mà ngồi dậy. Khoác cái áo choàng len, xoa mặt để đuổi con sâu ngủ đang định chui vào mũi dụ dỗ nằm lười thêm chút nữa, lẹp xẹp chệnh choạng  xuống bếp. Gió  luồn qua khe cửa, trơ tráo xà vào cổ tay, lẻn vào khe áo, cả cơ thể khẽ run vì lạnh. Bật lửa thật to để đun một ấm nước thật to, pha một cốc cà phê thật nóng ủ trong tay, chậm rãi nhấp từng ngụm nhỏ. Cà phê nóng là thứ đồ uống kỳ diệu giúp đánh thức không chỉ não, mà cả những giác quan đang còn gà gật vừa ngáp vừa hé mắt nhìn. Lửa trên bếp đã ấm hơn, tiếng nước chảy bỗng vui hơn. Người cũng đã tỉnh táo hơn để làm bữa sáng cho con gái.

Thi thoảng, thi thoảng hiếm hoi, chân bước chầm chậm dọc phố một chiều nhập nhoạng cuối đông, những kỷ niệm cũ ùa về theo gió rét, giọng nam ấm áp ngọt ngào vẳng ra từ quán cà phê cũ kỹ “Cô đơn còn theo dấu những đêm dài nghe tiếng sầu, thì thầm với nhau…”, sực nhớ đã quá lâu rồi không còn ngồi ghế đá công viên, đã quá lâu rồi không hát, đã quên hẳn rồi căn gác xép trong ngõ phố ngày xưa. Thế là gọi điện rủ cô bạn cũ cùng đi uống cà phê, cùng nghe một bài hát cũ, chỉ ngồi im lặng mà nghe, thế thôi đã là rất đủ. Chầm chậm trở về theo từng lời hát, là nhịp của những ngày xưa đòi trở lại.

Những  đêm mưa phùn rỉ rả, khi gió rét rượt đuổi người rúm ró chạy tìm nơi ẩn náu, là lúc mình cần nhau nhiều nhất. Cần ánh đèn con ngồi học ấm áp hắt lên khung cửa để thấy được bình yên, cần nụ cười người ta yêu đón ở cửa để biết có người mong nhớ, và hơi người ôm chặt để nỗi cô đơn không còn quay quắt. Cái rét cắt da cắt thịt là thứ kích thích bản năng tìm đồng loại, tìm nơi che chở, tìm chốn yêu thương. Những người yêu nhau tự tìm đến với nhau, tự lo cho nhau cái khăn ấm và đôi tất dầy, ủ tay lạnh vào tay ấm và hình như cả cưới nhau.

Những ngày đông Hà Nội, là khi ta cảm nhận rõ rệt nhất sự quý giá của những thứ tưởng chừng nhỏ nhoi đến khó nhận ra. Mùi cà phê mới rang ở quán Mai, chén trà nóng quán cóc góc phố gần nhà, bát cơm trắng nóng hổi, nồi canh cải, và đĩa cá rô kho vợ nấu, vốn bình thường hiển nhiên là thế, những ngày đông mưa rét, đã thành hơi ấm, là nhịp thở của phố phường, chồng vợ. Đêm gió Bấc, những cánh cửa đóng sớm hơn, ta nghe lòng khẽ thắt khi ai đó đạp xe lạch cạch qua ngõ vắng rất khuya, giọng lạc trong gió rét “ Bánh khúc nào…!”, thấy mình may mắn lắm khi giờ này cả nhà được ngồi quây quần bên nhau dưới ánh đèn vàng ấm áp phía trong cánh cửa.

Mùa đông, tuyệt nhất là có một người bạn để đi cà phê buổi trưa, một người yêu buổi tối để được nằm ôm nhau kể chuyện luyên thuyên, một cốc trà nóng buổi chiều ủ ấm bàn tay đang lạnh cóng. Mùa đông Hà Nội luôn thật tuyệt, phải không nào?

Phạm Việt Hà

Tháng 1 năm 2012

If Mum dies….

Translation by Phan Nguyet Anh
Tôi viết “Nếu mẹ chết…” sau một giấc mơ lạ và một đêm trằn trọc. Tôi gửi tặng nó cho các bạn mình ở quỹ Đồng Cảm, những người suốt 7 năm qua đã lặng lẽ giúp đỡ hàng chục nghìn bệnh nhân ung thư nghèo. Chị nhắn tin cho tôi “Chị dịch bài em nhé, để gửi cùng bản tin Đồng Cảm.”
Tài dịch của chị tôi đã biết hơn mười mấy năm qua. Con người chị cũng vậy. Tôi hiểu rằng khi bạn dịch một câu chuyện, là khi bạn kể lại nó bằng ngôn ngữ khác, và công việc đó khó khăn chẳng kém việc bạn viết ra một câu chuyện mới. Thế nên, “If Mum dies…” là của chị. Cảm ơn chị nhiều lắm!

I went to the hospital to visit my friend. She had been ill for a long time, and knew that things could only get worse, but was determined to fight so that she could stay longer with her loved ones. We sat next to each other on the iron bed covered with a stained sheet, looking over the next empty bed to the window, and talked about our children, about the places we had been to and wanted to go to, about the fresh smell of newly cut grass outside, and about the good tea houses in town. I rarely had the chance to sit in a quiet ward with only two beds like this. In the hospitals I was treated as a patient, or stayed as a carer of a sick relative, the number of patients was always twice or three times the number of beds available, and the wards were always filled with the noise of people groaning, shouting, complaining…
I suddenly saw a piece of folded paper sticking out from under the mattress at the head of the empty bed. My friend got up quietly, took the piece of paper and read out: ‘If Mum dies, Dad and you kids must keep loving each other, and live happily for Mum as well’ – and bursted out crying.
That night, in my dream, I went back into the ward where my friend was fast asleep on her bed. Next to the window, on the bed which had been empty in the morning, was a bald and skinny woman wearing a blue hospital patient uniform. She sat still for a long time, then skillfully took out a notebook and a pen from her bedside chest without touching the infusion bottle and so many tubes surrounding her. She wrote in big, clumsy letters which glowed like phosphor and flowed onto the paper under the dim light from the hospital corridor. I went towards her, leaned over and read:
“If Mum dies, Dad and you kids must keep loving each other, and live happily for Mum as well.
Death is just a trip to a faraway land. The body no longer exists, but the soul remains and goes to live in another world. I will still be there somewhere, living with other good people who have left the world, like me, in a village of brown wooden houses with pink wild rose vines on the roof and little vegetable gardens, backing dark green mountains and facing the infinite blue sea. In my village, all the residents are very good people, who were kind and loved with all their hearts, who worked and lived honestly, and who were satisfied with what they had. They live there, silently watching and waiting for their loved ones.
I’d plant vegetables and raise chickens, make scented tea with flower petals, read books and cook in the kitchen. And I can see at any time how Dad and you are living through a dark green window at the left side of the house. The place where I’d be living is actually only a window away from where Dad and you are. So we would be really close, darlings.
If you want to cry, go ahead and do not fear that people will see your tears. But do not let sorrow drag you down, because I will go to a better place, and I am still close to you every day, every month, every year. My soul would get weaker and my plants would die if you no longer love one another, if you do bad things, or if you are not happy. So please live happily, work hard so that you have enough to live in comfort, and love a lot.
When I go away, I’d take away half of the life in Dad’s heart. Think about how hard it would be for your Dad to live only with half of his life and twice the burden. So share the housework with him, and take really good care of yourself, so that your Dad has a lighter burden and more joy for life. If somebody loves your Dad, love her. She would not be trying to take my place in the house – you would have an additional Mum instead. And who knows, she may be the person who was sent by me to accompany your Dad and to love you. Who knows, she may be a gift that life gives our family.
I had a happy life, thanks to you and your Dad. Live happily for me as well, so that my soul would continue to live and be happy in the other world.”
I put my arms around her shoulders to embrace her tight, but my arms were as heavy as stone and I could not even lift them up. It became so dark with a chilly wind rushing in, and white shadows moving so fast. Before everything blurred away, I saw her smile with tears rolling down her cheeks’.

Hanoi December 2012