Mẹ

Genderchats

946585_10151482971123371_1449703050_n

Những điều tốt đẹp nhất trong con người chị em tôi, đều đến từ mẹ. Có chút duyên nào, đều là mẹ cho.

Mẹ hay cười, ít khóc. Mẹ cười mắt cười, khóe miệng cười và cả mái tóc cũng cười hiền dịu. Hồi chị em tôi còn nhỏ, mẹ hầu như không đánh con, và ít mắng, cứ hễ mắng con xong lại chui vào đâu đó khóc. Mẹ bảo, lời nói đọi máu, lời nói làm đau lâu hơn, sâu hơn bất cứ thứ gì. Nói những lời không nên nói, mẹ cũng thấy đau.

Mẹ đi, cái dáng béo lùn nhưng duyên dáng, đi nhanh mà không vội, bước đều và thư thái. Cái dáng ấy  đã đi qua hai phần ba cuộc đời toàn bão, những cơn bão sập nhà, nát tổ, thổi bay mỗi người mỗi ngả. Bà như chim mẹ, xòe cánh ủ con…

Xem bài viết gốc 445 từ nữa

Được cả đó thôi

Genderchats

Nàng phóng khoáng và bản năng, mạnh mẽ và đanh đá.  Quần bò rách, áo xuông, giày da phủi, túi to lỉnh kỉnh đủ thứ, nàng như gió ào ào thổi tới rồi lại ào ào đi. Cháo lòng, cà phê, thịt chó, rượu gạo, lái xe đổ đèo, nằm bờ ngủ bụi, lăn lộn kiếm tiền, phàm những gì bọn trai làm được, nàng đều khá cả. Nàng chẳng hay kêu ca, cũng không phán xét. Những thằng trai thích chơi với nàng như bạn, vì chúng không phải vờ vịt nọ kia, cũng không phải đèo thêm một sọt nặng nhì nhèo nước mắt. Bọn đàn bà thích  đọc bài nàng viết, bởi chúng thèm khát những trải nghiệm mà nàng có, những bước chân nàng đi, và cái dũng khí hồn nhiên thật thà  của nàng. Nhưng không mấy gã dám yêu nàng, bởi những trò mèo…

Xem bài viết gốc 678 từ nữa

Cái quái gì thế này?

Cuối học kỳ, bọn trẻ đều mắc hội chứng trầm cảm ngắn hạn mang tên “họp phụ huynh”. Vào cái ngày đáng sợ đó, nhiều ông bố bà mẹ trở về từ cuộc họp với bão to gió lớn. Số đồ gia dụng bị đập vỡ, mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại các khu dân cư tăng tỷ lệ thuận với lượng status than thở trên Facebook về cha mẹ và con cái. Cũng phải thông cảm thôi, buổi họp phụ huynh nào họ cũng phải đóng cả một đống tiền và nhận về vô số những nỗi lo. “Ai bảo chăn trâu là khổ, tôi chăn người còn khổ hơn trâu!” là status than thở gần nhất mà ông bạn mình đẩy lên FB ngay trong lúc đang họp phụ huynh cho cậu con trai lớp 8. Bố mẹ có con giỏi thì muốn ép con giỏi hơn để bằng hạng với thằng trên nó. Bố mẹ có con chưa chăm chưa ngoan theo chuẩn xã hội chủ nghĩa thì muốn gò ép con vào khuôn khổ để con được danh hiệu nọ kia. Chả ai chịu hiểu, bọn trẻ mà tự động chăm học chăm làm ngoan ngoãn hiền lành thì đã không còn là trẻ con, cũng chẳng cần người giám hộ lẫn thầy cô giáo làm gì. Mà đứa nào cũng chăm ngoan như đứa nào thì trường học còn có gì vui.
và cửa nhà của Beethoven

Cuối năm, liên miên những cuộc họp đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm. Trăm cuộc thì cả trăm được lãnh đạo kết luận “Hội nghị đã thành công tốt đẹp” và “Năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tích trong bối cảnh toàn cầu đầy khó khăn và thách thức.”, và tất nhiên là không thể thiếu bữa liên hoan ê hề thức ăn, ồn ào chúc tụng và tràn đầy rượu bia. Cũng tất nhiên là trước đó không thể thiếu chiến dịch chạy bằng khen, giấy khen và huân huy chương. Chạy để lấy danh chỉ là chuyện nhỏ, vấn đề là sắp thay đổi nhân sự cấp cao, những bằng khen giấy khen ấy sẽ là tấm vé cộng điểm cho lãnh đạo đơn vị đi tiếp trên con đường quan lộ. Hẳn trong lòng những người liên quan đều biết nghĩa thực của từ “thành công” và “thành tích” đó là gì. Nếu họ không biết, thì khốn khổ họ, khốn khổ cả đống người liên quan đến họ.

dsc089951.jpg
Giáp Tết, các cơ quan công quyền tấp nập từng đàn chuột nhắt mang mồi nho nhỏ đến nộp cho chuột cống, chuột cống gom mồi nhơ nhỡ đi biếu mèo non, những con mèo non khiêng mồi to to đi cống mèo già. Sếp, vợ sếp, thư ký sếp hoặc lái xe của sếp ngồi đếm phong bì điểm quân. Không chịu khó bòn tro đãi trấu thì đừng mong lên chức tăng lương. Thế nên những con chuột non ngơ ngác năm đầu, rồi thì hoặc nhìn nhau mà mang mồi đi nộp, hoặc bị đì đọt cho đến không có mồi cũng phải kiếm quanh để mà đi cống. Cuộc đua của chuột- “the rat race” đã trở thành quán lệ trong đa phần các cơ quan doanh nghiệp nhà nước, ai cũng chửi bới trò chạy chức và văn hóa phong bì, nhưng chẳng thấy ai dám không đến nhà sếp dịp lễ Tết hay từ chối những phong bì và cặp da dày cộp tiền mà người ta mang tới tận nhà. Chả ai để tâm đến việc cuộc đua ấy là để làm gì, sẽ kết thúc ở đâu và cái mà họ được có xứng với những gì họ mất.

2015-05-08 17.55.22

Các ông vẫn thường bảo nhau “Đàn ông Việt ít nhất năm hai lần gặp hạn, một cái vào ngày 8 tháng 3, cái nữa vào 20 tháng 10.” Hai ngày ấy, các cơ quan rầm rầm tổ chức tiệc to liên hoan nhỏ chúc mừng chị em. Anh em loay hoay mua quà cho nào chị em ở cơ quan (chứ không thì chúng nó nhiếc móc cho cả năm cũng chết), nào chị em ở nhà (chứ không lại chạnh lòng rồi mặt nặng mày nhẹ). Chị em xúng xính váy áo phấn son nhận quà nhận hoa và những lời chúc tụng bốc trời, liên tục cập nhật sờ-ta-tút và ảnh. Cả thành phố như phát cuồng, đường xá tắc nghẹt, hoa tăng giá gấp mười lần, đàn ông con trai mặt mày lo lắng hớt hải, nhà hàng chật cứng. Cuối ngày, những bông hoa héo được bỏ vào thùng rác và những lời chúc tụng cũng bay theo gió. Cả người tặng và người nhận quà đều hiểu, hầu hết những lời khen chúc chỉ mang tính xã giao, đa phần những bó hoa và món quà đều không được tặng từ thành ý trân trọng người phụ nữ như những kẻ ngang hàng. Không ít bữa liên hoan ngày Phụ nữ Quốc tế kết thúc với các ông chồng say mèm và các bà vợ lụi cụi đánh vật với đống bát đĩa bẩn. Giá như những chúc tụng hoa lá màu mè được thay bằng chia sẻ trách nhiệm hàng ngày, sự công bằng trong đãi ngộ và những quan tâm nho nhỏ với chị em đang phải vừa chăm con nhỏ vừa làm việc cơ quan.

Thi thoảng, khi thấy mình cũng loay hoay giữa đám đông những người đang gào thét giằng xé kéo đẩy nhau vì những thứ chẳng ra gì, cũng chỉ tay chửi bới người khác về vấn đề chính mình tạo ra, mình tự hỏi “Lũ chúng ta đang làm cái quái gì thế này?”

Phạm Việt Hà
Tháng 3 năm 2016

Trụ cột thầm lặng

Genderchats

Đang cặm cụi chọn mua ít mận thì nghe một giọng nữ rất ngọt hỏi mua vải. Kỳ kèo giá lên giá xuống, ăn thử dăm quả vải ở mấy chùm khác nhau, người phụ nữ cuối cùng đồng ý mua chùm vải hai ký giá ba mươi sáu nghìn đồng của bà cụ bán rong.

–          Đây, ba nhăm nghìn đây, bà lồng hai cái túi vào nhé, không lại bục giữa đường.

–          Hai cân là ba sáu nghìn cô ạ.

–          Có nghìn bạc, tôi không có tiền lẻ đâu mà trả.

–          Cô không có tiền lẻ thì cứ đưa tiền chẵn, già trả lại.

Người phụ nữ xinh đẹp ném phịch túm vải xuống mẹt, ánh mắt quắc lên sắc lẹm, đôi môi tô đủ ba lớp son mọng như trái chín bỗng cong lên ngoa ngoắt.

–          Này nhá, trả bà túm vải thối…

Xem bài viết gốc 937 từ nữa

Học ngã

Genderchats

Hồi nhỏ, vụng về, tôi hay vấp, ngã, đánh đổ đánh vỡ đồ đạc trong nhà. Tôi ngã cũng vì hay bày trò nghịch ngợm: trèo tường, oánh nhau, leo rào, trộm ổi, lội ao, nhảy cọc. Đến cái xe đạp của bố tôi cũng không tha, tuyền dắt trộm ra đường, nhảy lên cong mông đạp, ghồng tay căng lái, vẹo cả đầu cả cổ, ngã lên ngã xuống, bẹp cả khung xe. Nhìn những vết sẹo lớn nhỏ trên người cô con gái, bố ngậm ngùi dạy con cách ngã. Ông vẽ những bước chân trên nền bếp, bắt tôi di chuyển theo cho vững, rồi ông dạy tôi những cách ngã khác nhau, để tay chân không bị gẫy, người ngợm đỡ bị đau.

Sau này, tôi học nhiều điều quan trọng bằng cách nhảy bổ vào nhập cuộc, vấp ngã , đau rồi khắc nhớ. Sách…

Xem bài viết gốc 444 từ nữa